Thông tư áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá; cơ quan thẩm định phương án giá; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quyết định giá, điều chỉnh giá; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá…

Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa do Nhà nước định giá
Có 2 phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại thông tư này bao gồm hai phương pháp định giá là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh. Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Giá số 16/2023/QH15.

Lựa chọn áp dụng phương pháp định giá được quy định cụ thể. Theo đó, căn cứ đặc tính và giá trị của hàng hoá, dịch vụ, điều kiện về sản xuất kinh doanh, cung ứng, thị trường, lưu thông của hàng hóa, dịch vụ cần định giá, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá, cơ quan được giao thẩm định phương án giá lựa chọn áp dụng một phương pháp định giá là phương pháp so sánh hoặc phương pháp chi phí để lập, thẩm định phương án giá.

Về định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ quan có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế kỹ thuật ban hành định mức tiêu hao vật tư và định mức lao động như sau: Đối với sản phẩm, dịch vụ đã có định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì áp dụng theo định mức kinh tế - kỹ thuật đó.

Đối với sản phẩm, dịch vụ chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì áp dụng theo định mức do Hội đồng quản trị (HĐQT) hoặc Hội đồng thành viên (HĐTV) đối với doanh nghiệp có HĐQT/HĐTV hoặc tổng giám đốc (giám đốc) doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị ban hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật có trách nhiệm thường xuyên rà soát định mức kinh tế - kỹ thuật để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tế phát sinh và quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá có trách nhiệm rà soát, so sánh giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí xác định theo định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành để xác định và đề xuất mức giá theo quy định của pháp luật về giá, về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan./.